CÔNG TY CỔ PHẦN CMTC VIỆT NAM
Đơn vị tư vấn & cung cấp giải pháp hỗ trợ tài chính du học, du lịch hàng đầu Việt Nam
Hotline 24/7
Mr. Đạt 0865004188Hotline 24/7
Ms.Phương 0975158747Dù bạn có tiền, hay không có tiền. Chỉ cần làm theo hướng dẫn sau của CMTC Việt Nam, đảm bảo chứng minh tài chính lúc nào cũng đạt chuẩn đúng yêu cầu của Đại sứ quán/trường học.
- Gửi tiền ở đâu?: Bạn nên gửi vào các ngân hàng lớn, có uy tín ở gần nhà mình nhất theo địa chỉ thường trú trên sổ hộ khẩu như VietinBank, BIDV, AgriBank, VietcomBank... Không nên gửi ở những ngân hàng bé và không dược gửi tiền ở quỹ tín dụng nhân dân hay các tổ chức tài chính khác. Hoặc nên gửi tiền ở một số ngân hàng quốc tế tế như HSBC, Standard Chartered, ANZ, Citibank .. vì đây là những ngân hàng uy tín trên thế giới và có độ tin cậy rất cao.
- Nên gửi bao nhiêu tiền và gửi tất vào 1 sổ hay gửi chia ra làm nhiều sổ? Bạn có thể gửi tiền VND, USD, EUR… và có giá trị tương đương tối thiểu theo yêu cầu của Trường/Đại sứ quán trở lên, gửi càng nhiều càng tốt vì càng chứng minh được năng lực tài chính của mình mạnh (tuy nhiên còn phải phù hợp với giải trình nguồn thu nhập của bạn nữa nhé). Bạn không nhất thiết phải gửi hết tiền vào 1 sổ, mà có thể chia ra làm nhiều sổ cũng được. Vì không phải gia đình mình lúc nào cũng có 1 số tiền lớn để gửi 1 lúc nên khi nào có bao nhiêu thì gửi ở ngân hàng làm 1 quyển sổ tiết kiệm, miễn là tổng số tiền trên các sổ đủ theo yêu cầu của trường/ĐSQ là OK
- Nên gửi sổ kỳ hạn bao nhiêu? Nên gửi kỳ hạn từ 6-12 tháng trở lên vì kỳ hạn trên sổ càng dài thì càng tăng điểm khi xét hồ sơ.
Nếu nhà bạn có tiền mà ko kịp nuôi sổ đủ thời hạn theo đúng quy định của Đại sứ quán, bạn có thể chọn cách mua lại 1 quyển sổ tiết kiệm có giá trị tương đương.
Xem thêm hướng dẫn mua sổ tiết kiệm tại đây
Về cơ bản, bạn không có tiền, nên các nhà đầu tư của CMTC Việt Nam sẽ hỗ trợ tài chính cho bạn vay tiền. Sau đó bạn sẽ dùng chính số tiền đó để mở sổ tiết kiệm. Thực hiện theo cách này bạn sẽ mất các chi phí sau:
- Phí tư vấn: Phí do CMTC Việt Nam thu, tùy từng loại sổ và yêu cầu về hồ sơ mà mức phí tư vấn có thể dao động từ 100K đến 1,5 triệu.
- Số tiền tối thiểu trong tài khoản: Khi vay tiền, bạn cần phải mở 1 tài khoản để giải ngân số tiền vay vào đó và thông thường các ngân hàng sẽ quy định số tiền tối thiểu phải có trong tài khoản khoảng từ 50.000đ - 100.000đ
- Lãi vay phải trả thực tế: Khi bạn đi vay, bạn phải trả lãi suất tiền vay. Đồng thời, bạn lại mang số tiền đó đi gửi nên bạn được hưởng thêm lãi suất tiền gửi. Nên về bản chất, lãi suất đi vay của bạn đã được giảm trừ đi phần lãi suất tiền gửi, nên cuối cùng lãi vay phải trả của bạn sẽ được tính như sau:
Lãi vay phải trả thực tế = (Lãi suất cho vay – Lãi suất tiền gửi) x số tiền vay (chính là số tiền trên sổ tiết kiệm) x thời gian vay (chính là thời gian tồn tại của sổ tiết kiệm)
Lãi vay phải trả thực tế này thường khoảng 2%/năm – 4%/năm (tùy từng ngân hàng) nếu thời gian duy trì sổ tiết kiệm = kỳ hạn trên sổ tiết kiệm.
Trường hợp thời gian duy trì sổ tiết kiệm (thời gian bạn đứng tên trên sổ tiết kiệm) nhỏ hơn kỳ hạn trên sổ tiết kiệm, thì khi đó lãi suất bạn được hưởng khi gửi tiết kiệm là lãi suất không kỳ hạn rất thấp (thường chỉ có 0,01%/năm). Do đó lãi vay thực tế phải trả = lãi bạn vay của nhà đầu tư (khoảng 13-15%/năm)
- Phí lấy giấy xác nhận số dư: Sau khi mở sổ tiết kiệm xong, theo yêu cầu của bạn, ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn giấy xác nhận số dư tiền gửi và sổ sao y công chứng và bạn sẽ phải đóng phí cho khoản này, thông thường phí khoảng 121.000đ – 200.000đ tùy từng ngân hàng.
- Phí mượn sổ gốc: Khi nộp hồ sơ vào Đại sứ quán, bạn cần mượn sổ gốc để nộp vào ĐSQ. Khi có nhu cầu mượn sổ, thông thường bạn sẽ không được cầm sổ gốc trực tiếp mà CMTC Việt Nam sẽ cử cán bộ đi cùng bạn đến ĐSQ nộp nhằm quản lý được sổ tiết kiệm được dùng đúng mục đích (trừ trường hợp bạn là khash hàng của công ty du học/du lịch đã ký thỏa thuận hợp tác với CMTC Việt Nam). Thường phí mượn sổ khoảng 110.000đ – 500.000đ/1 lần mượn sổ tùy từng tỉnh mở sổ và loại sổ bạn yêu cầu làm là loại sổ gì.
- Tiền đặt cọc mượn sổ: Trong trường hợp bạn mượn sổ gốc, CMTC Việt Nam sẽ yêu cầu bạn phải đặt cọc 1 số tiền nhất định để được mượn sổ nhằm đảm bảo bạn sẽ trả lại sổ cho các nhà đầu tư. Khoản tiền cọc này sẽ được CMTC Việt Nam hoàn trả lại cho bạn khi bạn hoàn thành xong thủ tục trả sổ.
Vì 1 lý do nào đó bạn không kịp nuôi sổ mà nhà bạn cũng không đủ tiền để mua thì bạn có thể đi thuê sổ. Tại sao lại nói là đi thuê mà không phải là đi vay? Vì sổ tiết kiệm cũng được coi là 1 loại tài sản và bạn chỉ có thể thuê lại sổ tiết kiệm từ các cá nhân (người đã gửi tiền ở ngân hàng từ trước đó với số tiền và khoảng t/g đã gửi như mình yêu cầu), ngân hàng không cung cấp dịch vụ cho thuê này. Vì hoàn toàn là thỏa thuận giữa các cá nhân với nhau, nên giá cho thuê sổ mỗi nơi cũng khác nhau rất nhiều, nhưng thông thường phí đi thuê sổ sẽ cao hơn rất nhiều so với đi vay nuôi sổ vì các lý do sau:
- Chi phí thời gian cao và rủi ro thị trường: ví dụ đi Hàn thì 6 tháng nuôi sổ là cả 1 khoảng thời gian dài. Những người nuôi sổ với mục đích cho thuê sổ bị om vốn trong 6 tháng liền, mà chưa biết là 6 tháng sau có chắc chắn có khách thuê sổ hay không? Không có khách thuê là họ lỗ vốn rồi.
- Chi phí đi vay: Thường thì những người cho thuê sổ sẽ đi vay tiền để có tiền nuôi sổ cho các bạn thuê. Giống như kiểu muốn mở dịch vụ cho thuê ô tô thì các bạn phải mua ô tô về để có cái mà cho thuê í.Và họ cũng phải trả lãi tiền đi vay để có tiền mà nuôi sổ.
- Rủi ro mất tiền: Đây là rủi ro cực kỳ lớn vì có nhiều đối tượng giả vờ thuê sổ sau đó tìm cách rút tiền khỏi tài khoản của người cho thuê. Và để hạn chế rủi ro này, thường người cho thuê sẽ yêu cầu bạn phải ký giấy ủy quyền sang cho họ có toàn quyền sử dụng tài khoản mà bạn đã thuê. Tuy nhiên, theo luật dân sự hiện hành của Việt Nam, toàn bộ giấy ủy quyền mà bạn ký cho họ sẽ bị vô hiệu khi bạn tử vong/bạn bị tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị tòa án tuyên bố là mất hành vi năng lực cá nhân (ngớ ngẩn, tâm thần, sống thực vật...), mà rủi ro tử vong thì không ai có thể nói trước được. Khi đó, chủ sổ sẽ mất trắng số tiền mà họ đã cho thuê và số tiền đó sẽ là tài sản thuộc về người thừa kế của người đã tử vong.
- Do đó không phải ai cũng dám cho bạn thuê sổ tiết kiệm đâu. Người nhà với nhau nhiều khi cho nhau mượn sổ tiết kiệm còn sợ bị lừa nữa í. Với những rủi ro trên thì việc thuê sổ lùi ngày với giá cao là chuyện bình thường!
CMTC việt Nam là đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp hỗ trợ tài chính du học, du lịch hàng đầu Việt Nam
CMTC Việt Nam ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ đến mọi đối tác, khách hàng, xây dựng được uy tín, thương hiệu và giúp hàng triệu du học sinh hiện thực hóa được ước mơ của mình!
Trân trọng cảm ơn các đối tác đã tin tưởng và giới thiệu khách hàng sử dụng dịch vụ của CMTC Việt Nam!