Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều bên làm dịch vụ chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm giả và hậu quả là các bạn học sinh bị đánh trượt visa, bị cấm xin visa vĩnh viễn hoặc trong bị cấm xin visa ít nhất là vài năm. Vậy làm thế nào để phân biệt được sổ thật/sổ giả. Dưới đây là gợi ý của CMTC Việt Nam để các bạn có thể kiểm tra được tình trạng sổ của mình nhé!
1. Kiểm tra lại số dư sổ tiết kiệm ngay khi gửi/nhận chuyển nhượng
Việc đầu tiên sau khi mở sổ tiết kiệm hoặc nhận chuyển nhượng sổ tiết kiệm, bạn nên chủ động hỏi giao dịch viên kiểm tra và xác nhận lại với bạn xem tiền đã được gửi vào hệ thống ngân hàng hay chưa hoặc sổ đã được chuyển nhượng hẳn sang tên của mình hay chưa? Nếu muốn cẩn thận hơn thì bạn có thể đến chi nhánh hoặc phòng giao dịch khác của ngân hàng kiểm tra lại trên hệ thống của họ xem số tiền đó có đúng đã trong tài khoản của mình hay không.
2. Gọi điện lên tổng đài chăm sóc dịch vụ
Ngoài cách trên, thì bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp đến số điện thoại tổng đài của ngân hàng để kiểm tra. Muốn kiểm tra được bằng cách này, bạn phải khai báo thông tin cá nhân với các nhân viên tổng đài để được kiểm tra số dư của mình. Hầu hết ở tất cả các ngân hàng đều tự động ghi âm cuộc gọi, đây có thể là bằng chứng cần thiết có khách hàng nếu sau này xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách này đấy là, tổng đài dịch vụ rất khó liên lạc và có thể mất phí gọi (nếu gọi các số đầu 1900xxx).
3. Kiểm tra trên Internet Banking/Mobile Banking
Đây có lẽ là cách kiểm tra đơn giản và thuận lợi nhất hiện nay. Khách hàng chỉ cần ra đăng ký tại ngân hàng mình mở sổ, sau đó đăng nhập tài khoản, mật khẩu và bạn có thể kiểm tra được mọi lúc, mọi nơi. Khi truy cập Internet Banking (mobile banking), bạn có thể dễ dàng kiểm tra được cả số dư tài khoản thanh toán lẫn số dư tại các sổ tiết kiệm (dù gửi tại quầy hay gửi online). Riêng khoản này thì không thể bên nào làm giả được.
4. Nhắn tin SMS Banking
Chỉ với vài nghìn đồng là bạn có thể nhắn tin để có thể truy vấn số dư tài khoản của mình ngay lập tức. Tuy nhiên, dịch vụ truy vấn tài khoản bằng tin nhắn hiện chưa được phổ cập rộng rãi với người dùng.
Tuy nhiên, sau hàng loạt vụ sổ tiết kiệm "bốc hơi" gần đây, một số nhà băng như OceanBank, Bắc Á đã có dịch vụ nhắn tin truy vấn số dư thẻ tiết kiệm. Để nắm được cú pháp nhắn tin của từng ngân hàng, bạn có thể liên hệ với Trung tâm chăm sóc khách hàng của các nhà băng.
5. Dùng QR Code
Hiện nay nhiều ngân hàng nước ngoài có tích hợp sẵn ứng dụng QR Code trên mỗi sổ tiết kiệm họ phát hành cho khách hàng (SCB, SacomBank...) Với ứng dụng này, các khách hàng hoàn toàn có thể kiểm tra được sổ của mình là thật hay giả và tình trạng sổ tiết kiệm của mình đã được vào hệ thống hay chưa. Tuy dịch vụ này đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích là vậy, thế nhưng ở Việt Nam ứng dụng này chưa thực sự được phổ biến rộng rãi ở khắp các ngân hàng, hiện chỉ có 1 vài ngân hàng sử dụng ứng dụng này.
Khi sử dụng dịch vụ của CMTC Việt Nam, chúng tôi cam kết luôn đăng ký Internet Banking/ Mobile Banking để khách hàng có thể tra cứu thông tin tài khoản bất kỳ lúc nào. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về sổ thật, tiền thật trong tài khoản của mình!